Tương tự, phản xạ trong tiếng Anh nghĩa là bạn luôn sẵn sàng đáp lại câu hỏi ngay lập tức mà không cần phải suy nghĩ lâu. Nó như một cách phản xạ không điều kiện, chỉ cần nghe đến là có thể đáp lại được ngay.
Vì sao phải luyện tập phản xạ trong tiếng Anh? Trong giao tiếp tiếng Việt hằng ngày, nếu ai đó hỏi bạn một câu nhưng bạn phải mất vài phút để trả lời thì đó quả thật là một sự nhàm chán.
Trong giao tiếp tiếng Anh cũng vậy, chẳng ai có hứng thú nói chuyện với bạn nếu rất lâu bạn mới có thể đáp lại câu hỏi của họ. Chính vì vậy, để cuộc nói chuyện diễn ra lôi cuốn và thú vị, người tham gia hội thoại phải có sự phản xạ trong tiếng Anh.
Những sai lầm khi luyện phản xạ tiếng Anh
Luyện tập phản xạ là một việc rất cần thiết và quan trọng để có thể học tốt tiếng Anh hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách luyện tập đúng, một số sai lầm khi học phản xạ tiếng Anh mà nhiều bạn trẻ hay mắc phải là:
Không chú tâm đến cách phát âm
Không phản xạ được tiếng Anh phần lớn là do bạn không hiểu được người đối diện đang nói gì. Dù những từ ngữ đó có thể bạn đã biết nhưng khi nghe bất chợt lại thấy nó vô cùng xa lạ.
Nói cách khác, nguyên nhân chính yếu ở đây là do bạn phát âm chưa đúng dẫn đến việc nghe nhưng không hiểu.
Phát âm là một yếu tố quan trọng quyết định đến các kỹ năng khác, nhưng nhiều người lại “bỏ quên”, không chú tâm đến phát âm làm cho việc luyện nghe, luyện phản xạ kém hiệu quả.
Đọc quá nhiều tài liệu hàn lâm
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần chăm chỉ đọc sách, tham khảo tài liệu là có thể cải thiện phản xạ tiếng Anh nhanh chóng.
Tuy nhiên nếu chọn nguồn nghe tiếng Anh mang tính hàn lâm, quá bao hàm so với trình độ hiện tại của bản thân, quá trình học của bạn có thể bị kéo chậm lại.
Chúng ta sẽ học hiệu quả, chăm chỉ hơn nếu như được học những gì mình thích. Do vậy, nếu bạn thích xem phim, nghe nhạc,…thì hãy nghe nhạc và mở những thước phim tiếng Anh hay những chương trình có giọng chuẩn bản ngữ phù hợp với trình độ của mình.
Luyện nghe không theo quy trình
Việc luyện nghe là cách để cải thiện khả năng phản xạ hiệu quả. Tuy nhiên, sai lầm của nhiều người khi luyện nghe chính là “nghe lúc nào cũng được” và chưa hình thành cho mình một thói quen nghe tiếng Anh hằng ngày.
Theo nghiên cứu, mỗi người cần 8000-10000 giờ thực hành để có thể giỏi một kỹ năng nào đó. Với kỹ năng nghe tiếng Anh cũng vậy, việc dành ra mỗi ngày 30 phút luyện tập sẽ giúp bạn tiến bộ hơn là dành 5-6 tiếng để nghe tiếng Anh nhưng cả tháng mới luyện tập một lần.
Luyện nghe nhưng không luyện nói
Phương pháp nghe thụ động đang được nhiều người áp dụng để cải thiện khả năng nghe hay khả năng phản xạ trong tiếng Anh. Khi nghe như vậy, bạn sẽ vô thức quen với âm điệu của người bản xứ.
Tuy nhiên, chỉ nghe thôi sẽ không thể giúp bạn phản xạ tốt được vì nếu quá lạm dụng cách nghe thụ động, lâu dần bạn sẽ quên mất khả năng nghe hiểu.
Thay vào đó, hãy chọn nguồn nghe có phụ đề để bạn vừa nghe vừa bắt chước nói theo. Điều này vừa giúp bạn ghi nhớ các từ vựng tiếng Anh cơ bản, vừa nghe hiểu được nội dung và rèn luyện tính phản xạ tốt hơn.